Bước vào thời đại công nghệ 4.0, ngành công nghiệp thời trang có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ. Trong đó, không thể không nhắc đến công nghệ in áo cao cấp mang đến hình ảnh đẹp, tự nhiên và sống động như thật. Trong bài viết này, HAMI.TODAY sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ về 6 công nghệ in áo thông dụng nhất hiện nay cùng với những ưu điểm và nhược điểm của từng kỹ thuật. Cùng đón đọc bạn nhé!
In áo là gì?
Để có thể tạo nên những chiếc áo phông, áo thun hay bất cứ item thời trang nào trông khác biệt và “màu sắc” hơn, công nghệ in đã ra đời
Hiểu một cách đơn giản, in áo là việc bạn đưa một hình ảnh, logo, họa tiết hay là mẫu thiết kế bất kỳ,… lên chiếc áo. Với sự phát triển của công nghệ in ấn, hình ảnh hiển thị ngày càng sắc nét và chân thật, sống động hơn.
Tổng hợp 6 công nghệ in áo tốt nhất hiện nay
Công nghệ in hiện nay có nhiều phương pháp mới và hiện đại. Trong đó, 6 công nghệ in áo mới nhất: in chuyển nhiệt, in kéo lụa, in Decal, in Kỹ thuật số và in áo thun kết hợp.
Cùng HAMI.TODAY tìm hiểu chi tiết về các công nghệ in áo thun trong những thông tin dưới đây.
- Công nghệ in chuyển nhiệt
Đây là phương pháp in phổ biến hiện nay trên thị trường, hay còn gọi là công nghệ in pet chuyển nhiệt. Không chỉ ứng dụng với vải, mà công nghệ In nhiệt áo thun này có thể áp dụng với nhiều chất liệu khác như: ly, tách, ốp điện thoại,…
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in chuyển nhiệt nhờ vào tác dụng của nhiệt độ. Dưới tác động từ sức nóng, mực in bốc hơi lên vật liệu cần in. Khi mực khô sẽ tạo thành hình in có độ sắc nét cao, theo thiết kế sẵn.
1.1- Quy trình thực hiện công nghệ in chuyển nhiệt
Bước 1: In mẫu/ thiết kế lên giấy chuyên dụng.
Bước 2: Sử dụng máy ép nhiệt để in hình từ giấy chuyển lên áo.
1.2 – Ưu điểm
Phù hợp với mọi vật liệu, chất liệu in
Màu sắc và hình ảnh chân thực, có thể in tràn thân áo hoặc in 3D
Giá thành tốt, có tính ứng dụng linh hoạt
Màu lên chuẩn và đẹp, ít nhòe mờ
1.3 – Nhược điểm
Chỉ cho chất lượng tốt nhất trên vải có tông màu sáng
Hình in sẽ bị bể nếu kéo dãn hoặc giặt máy thường xuyên
Chỉ có thể in theo file thiết kế gốc, không tự điều chỉnh hiệu ứng màu sắc
Quy mô in số lượng nhỏ đến vừa
- Công nghệ in kéo lụa áo thu
Đây cũng là một trong những kỹ thuật in ấn tốt nhất hiện nay. In lụa là tên phổ biến thường được thợ gọi tên bởi khuôn in làm bằng chất liệu tơ lụa. Sau đó, bản lưới lụa này được thay thế với các phiên bản như vải bông, vải sợi hoá học, lưới kim loại thì tên gọi in lưới bắt đầu thông dụng hơn.
cac-cong-nghe-in-ao-thun
2.1- Quy trình thực hiện in kéo lụa áo thu
Bước 1: Chuẩn bị bảng lưới cho từng màu sắc in
Bước 2: Tiến hành đổ mực lên tấm lưới in đã chuẩn bị
Bước 3: Sử dụng cao su/chổi để gạt mực ra khỏi tấm lưới, mực xuyên qua tấm lưới để tạo thành hình in trên áo
Bước 4: Lặp lại thao tác với từng màu in
Bước 5: Sử dụng máy sấy chuyên dụng hoặc máy ép nhiệt để hong khô mực
2.2 – Ưu điểm
Hiệu quả in tốt, tốc độ nhanh
Hình in sắc nét, chân thật và có độ bền cao
Chi phí in tốt khi in ấn với số lượng lớn
2.3 – Nhược điểm
Thời gian chờ đợi mực khô lâu
Màu sắc in có tính giới hạn, một số tông màu phức tạp không pha được màu chuẩn
- Công nghệ in kỹ thuật số
Có thể nói đây là kỹ thuật in hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại. Công nghệ in áo thun kỹ thuật số ra đời tạo bước đột phá mới cho nền công nghiệp in ấn nói chung và ngành in áo nói riêng.
cong-nghe-in-pet
Kỹ thuật in chuyển số đã khắc phục được rất nhiều điểm yếu so với các phương pháp khác. bằng cách ứng dụng 100% bằng máy in kỹ thuật số.
3.1- Quy trình thực hiện in kỹ thuật số
Bước 1: Cho chất liệu cần in qua nước xử lý chuyên dụng, bước này giúp màu lên đẹp và chuẩn hơn
Bước 2: Sấy khô bằng máy ép nhiệt
Bước 3: Đưa áo lên bàn in, kéo căng và bắt đầu in bằng máy kỹ thuật số
Bước 4: Ép nhiệt lần 2 để mực in khô hoàn toàn
3.2 – Ưu điểm
– Có tính ứng dụng cao, in được trên hầu hết các chất liệu và màu sắc khác nhau.
– Chỉ cần duy nhất file hình ảnh, không cần xử lý thiết kế hay màu sắc phức tạp. Có thể in được từ hình đơn giản đến phức tạp.
– Tốc độ xử lý tốt, hiệu quả cao.
– Màu sắc hình in đẹp, bền đẹp.
– Không làm cứng/ ảnh hưởng đến chất liệu vải áo vì mực in thấm rất nhanh.
3.3 – Nhược điểm
Thường xuyên cần bảo dưỡng máy in quần áo
Màu in không có độ tự nhiên như in lụa. Đôi khi có sự chênh lệch nhỏ giữa màu in hiển thị trên thiết bị và thực tế
Chi phí in ấn cao, cả về thiết bị và thành phẩm
- Công nghệ in Decal
Công nghệ in Decal hay còn có tên gọi khác là in Vinyl, đây được xem là công nghệ mới hiện nay.
cong-nghe-in-ao-thun-ky-thuat-so
Tuy in Vinyl không được ứng dụng rộng rãi như in lụa, tuy nhiên kỹ thuật này vẫn giữ vững phong độ của mình.
4.1- Quy trình thực hiện in Decal
Bước 1: Chuẩn bị mẫu in
Bước 2: Cắt Decal, máy sẽ tự động cắt mẫu hỏi tấm decal đã được in
Bước 3: Lột bỏ phần decal thừa, không cần thiết
Bước 4: Dùng máy ép nhiệt tiến hành in phần Decal mẫu lên vải
4.2 – Ưu điểm công nghệ in Decal
In được trên cả chất liệu vải tối màu, bao gồm cả màu đen
Màu in có độ tươi sáng, sắc nét và không bị phai trong trong quá trình sử dụng
4.3 – Nhược điểm công nghệ in Decal
Hình in chi tiết quá nhỏ sẽ không in được
Dễ bong tróc nếu không bảo quản áo đúng cách hoặc kỹ thuật in không có độ chuẩn xác cao
Do lớp decal khá dày, vị trí in hình có thể hơi cứng
Giá thành in cao và thời gian sản xuất lâu, cần sự tỉ mỉ và phụ thuộc vào độ phức tạp của hình in
- Công nghệ in phun trực tiếp
Có thể nói, in phun trực tiếp là công nghệ khá mới tuy nhiên lại được phổ biến khá rộng rãi. Như đúng cái tên của nó thì công nghệ in trực tiếp lên bề mặt của chất liệu, không qua trung gian.
in-ao
5.1- Quy trình thực hiện in phun trực tiếp
Bước 1: Chuẩn bị mẫu in, thiết kế mẫu
Bước 2: Đưa vị trí áo cần in vào để máy tiến hành phun mực trực tiếp theo cài đặt sẵn
5.2 – Ưu điểm công nghệ in phun trực tiếp
Bề mặt in đẹp, có độ mỏng mịn tự nhiên
Không giới hạn màu sắc, thực hiện được cả phiên bản thiết kế phức tạp
Quy trình in nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian
Màu mực bám siêu bền
5.3 – Nhược điểm công nghệ in phun trực tiếp
Chi phí đầu tư máy móc cao, thường xuyên phải bảo dưỡng
Chủ yếu in trên chất liệu cotton, các chất liệu khác hiệu quả không cao hoặc cần đầu tư thêm chi phí phụ liệu
Sản phẩm hoàn thiện có giá thành cao hơn
- Phương pháp in áo thun kết hợp
Phương pháp in này là sự kết hợp giữa in lụa và in kỹ thuật số. Ở phương pháp này sẽ khắc phục được những hạn chế của cả 2 công nghệ in: một bên có sự khéo léo, chỉn chu, tỉ mỉ và bên còn lại thì làm việc chính xác, hiệu quả cao, nhanh chóng.
in-nhiet-ao-thun
Bởi vậy phương pháp này dự báo trở thành kỹ thuật in có tính ứng dụng cao và trở thành công nghệ in áo phổ biến trong tương lai gần.